Theo sử sách và các di tích để lại Hoằng Trạch trước kia là sông ngòi, kênh rạch, do quá trình vận động của địa chất và tác động của thiên nhiên, sự bồi lắng của 2 dòng Sông Mã, biển lùi dần tại thành một vùng đất bãi bồi ven sông.

Trải qua nhiều thế hệ, tổ tiên đã về đây khai phá lập thành trang trại và phát triển dần thành cộng đồng dân cư và lập nên làng như ngày nay.

Khi cách mạng tháng 8 thành công 5 làng của xã hiện nay thuộc Tổng Bái Trạch. Đến tháng 10 năm 1953 Tổng Bái Trạch được chia làm 4 xã là Hoằng Lộc, Hoằng Thành, Hoằng Trạch và Hoằng Đại. Tên xã Hoằng Trạch được ra đời từ đó, diện tích tự nhiên lúc chia xã là 368,5 ha. Sau khi điều chỉnh, trao đổi giữa các xã lân cận, diện tích được phân vạch theo địa giới hành chính là 338,47ha, trong đó đất canh tác là 226,41 ha.

Hoằng Trạch là xã thuộc vùng Đông Nam huyện Hoằng Hóa, phía Bắc giáp xã Hoằng Thành, phía Tây giáp xã Hoằng Đại, phía Đông giáp xã Hoằng Châu, phía Nam giáp xã Hoằng Tân và Sông Mã.

Dân số khi chia xã là 637 hộ với 3892 khẩu đến nay là 1256 hộ với 4706 khẩu. Địa bàn hành chính xã được phân chia làm 8 thôn với 5 làng truyền thống. Theo lịch sử của các làng toàn xã có 61 dòng họ, các tên của làng được thay đổi nhiều lần như: Làng Đồng Lạc trước có tên là xóm Cao Đăng Thượng sau đổi thành Đồng Bình và hiện nay là làng Đồng Lạc; Làng Xuân Tiến trước đây có tên gọi là Nông Trang Quán, xóm Bái Côi, làng Xuân Nông và hiện nay là làng Xuân Tiến; Làng An Hảo trước đây có tên là Hồ Mí, Yên Mỹ và hiện nay là làng An Hảo; Làng Hàm Ninh  trước đây có tên là Hồ Tó, Yên phó, Yên Phú và hiện nay là làng Hàm Ninh; duy chỉ có làng Hà Đồ được gọi tên từ trước đến nay.

Lịch sử thành lập làng có khác nhau về thời gian nhưng hầu hết các làng đều có lịch sử hình thành từ hơn 1000 năm về trước.

Địa bàn dân cư của các làng được phân bố theo địa hình đất đai nên không liền kề nhau, có làng cách xa nhau hàng Km như Xuân Tiến, Hàm Ninh.

Là xã vùng Đông Nam cách xa trung tâm huyện lị, đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ không có, chỉ có một con đường huyện lộ đi từ trung tâm huyện đến các xã Đông Nam.

Trung tâm xã có một chợ có nguồn gốc từ xa xưa được đặt tên là Chợ Mới Lam, mỗi tháng họp 24 phiên vào buổi sáng.

Là một vùng đất được bồi lấp do biển lùi dần nên đồng ruộng không bằng phẳng nơi sâu trũng, nơi gò cao, dẫn đến sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

 

Trích lịch sử đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân dân xã Hoằng Trạch (1930-2010) 
Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
235343